Mẹ và bé

Sinh thiếu tháng có phải là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh ?


Nôn trớ ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có một số phụ huynh cho rằng những trẻ sinh thiếu tháng có tỉ lệ nôn trớ cao hơn những trẻ được sinh đủ tháng, khỏe mạnh. Liệu điều này có thật sự đúng đắn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Những biểu hiện của bé sinh đủ tháng

Trẻ sinh đủ tháng là những trẻ được sinh ra khi đã mang thai đủ 37- 42 tuần và có rất nhiều sự khác biệt về ngoại hình, chức năng sinh lý so với trẻ chưa trường thành hết do sinh non. Trước hết trẻ sinh đủ tháng có cân nặng trên 2.500gr, chiều dài thân trên 47cm, da màu hồng nhạt, lông thai ít, da toàn thân có phủ một lớp mỡ thai, sợi tóc thanh mảnh, tai và sụn phát triển tốt, đường nét rõ ràng; móng tay (chân) dài hoặc vượt quá ngón tay, đường giao nhau chỉ chân sâu ở lòng bàn chân tách rời, có thể sờ thấy hạch ở ti; trẻ nam thì tinh hoàn đã xuống, bìu tinh hoàn có nhiều nếp nhăn; bé gái thì có môi lớn che hết hoàn toàn môi nhỏ.

Ngoài ra, về chức năng sinh lý thì có biểu hiện là khả năng thích nghi với môi trường cao và khả năng điều tiết khá hoàn thiện. Hít thở có xuất hiện hô hấp vùng bụng, biểu hiện khá nông; tần suất nhanh, 40-45 lần/phút; biến động nhịp tim lớn, khoảng 140 lần/phút; bốn chi dễ bị lạnh, đầu dễ bị tím xanh nhưng sau khi được ủ ấm thì có thể tự chuyển biến tốt hơn.

Thông thường ở những trẻ sinh đủ tháng thì sau khi sinh được 1-2 ngày, khi nghe tim thì thấy tim lồng ngực có tạp âm, vài ngày sau đó sẽ hết đi, điều này có thể liên quan đến việc ống dẫn động mạch chưa đóng lại chứ không nhất thiết là bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên cần chú ý đi khám định kỳ. Chức năng mút và nuốt của trẻ đủ tháng đã hoàn thiện, chức năng điều hòa tốt và đồng thời có thể thực hiện đồng bộ với chức năng hít thở.

Đa số trẻ sơ sinh sau khi sinh ra được 6 tiếng thì đi tiểu, một số ít thì kéo dài đến ngày thứ hai mới đi tiểu, trong vòng 24 giờ sau khi sinh thì đi ngoài phân su màu xanh đến sậm, khoảng 3-4 ngày sau thì chuyển sang đại tiện chuyển tiếp, sau đó là đại tiện phân mềm có màu vàng.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh còn do trẻ sinh thiếu tháng

2. Trẻ sinh thiếu tháng và hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh 

Trẻ sinh ra có trọng lượng dưới 2.500gr thì được coi là trẻ nhẹ cân. Trong giai đoạn mang thai từ tuần thứ 8 đến tuần 38, do dinh dưỡng của người mẹ không cân bằng hoặc do yếu tố bệnh tật nào đó khiến cho thai nhi chậm phát triển, nên khi sinh ra trẻ có trọng lượng quá nhẹ. Đối với những trẻ này, lớp mỡ dưới da ít, khả năng giữ thân nhiệt kém, chức năng hô hấp và chức năng chuyển hóa đều rất yếu và đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh và có tỉ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ có cân nặng bình thường, đồng thời cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực.

Nguyên nhân và tác hại của trẻ nhẹ cân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhẹ cân khi sinh, ví dụ như đa thai, nhau thai hoặc dây rốn phát triển bất thường, người mẹ mắc bệnh, yếu tố xã hội (ví dụ như gia đình có thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp…), người mẹ có các sở thích không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc… Do các cơ quan nội tạng của trẻ nhẹ cân vẫn chưa phát triển hết, nên khả năng cuộc sống giảm, tính thích nghi và sức đề kháng yếu.

Đặc biệt ở trẻ nhẹ cân, chức năng mút và nuốt chưa hoàn thiện, dung lượng dạ dày nhỏ, men tiêu hóa không đủ, khả năng hấp thụ và tiêu hóa kém nên dễ bị chứng khó bú sữa hoặc trớ sữa. Ngoài ra lượng đường dự trữ trong cơ thể trẻ nhẹ cân ít, hơn nữa lại ở trạng thái chuyển hóa cao, nên khả năng dễ bị chứng đường trong máu thấp hơn là những bé có cân nặng bình thường, cân nặng không tăng, sức đề kháng giảm… thậm chí dễ tử vong hơn. Do đó, cho bé ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng đối với việc nâng cao tỉ lệ sống, giảm bớt tỉ lệ bị bệnh, kích thích phát triển rút ngắn thời gian nằm viện… cho trẻ bị nhẹ cân.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn ba mẹ đã có cho mình câu trả lời thỏa đáng về vấn đề trẻ sinh thiếu tháng và nôn trớ. Thực tế có đến 95% trẻ sơ sinh nôn trớ do sinh lý bình thường, tùy theo thể trạng từng bé mà mức độ nôn trớ xảy ra khác nhau. Tuy nhiên, dù nôn trớ ít hay nhiều, ba mẹ cũng nên tìm cách hạn chế vấn đề này xảy ra ở trẻ (có thể tham khảo thêm tại đây) vì nôn trớ kéo dài sẽ khiến trẻ bị sụt cân, chậm phát triển cho dù đó là những bé sinh đủ tháng. 

Chính vì vậy, ba mẹ phải hết sức theo dõi tình trạng sức khỏe của con, nhất là với những bé sinh thiếu tháng và có sức khỏe yếu. Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con và có cách chăm sóc hợp lý để bé có thể theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng trang lứa. 

Mẹ và bé
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì trong giai đoạn 7-12 tháng tuổi?
Mẹ và bé
Chọn sữa phát triển chiều cao tốt nhất để bé phát triển nhanh và toàn diện
Mẹ và bé
Bột ăn dặm nào tốt cho bé nhất?