Mẹ và bé

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì trong giai đoạn 7-12 tháng tuổi?


Bé bị tiêu chảy nên ăn gì là một câu hỏi khiến các ông bố bà mẹ phải đau đầu bởi phải ăn uống làm sao để bù đắp lại lượng nước cũng như sức khỏe bị mất khi bé bị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy và những món ăn giúp bé mau hết bệnh mẹ nhé!

Dấu hiệu bé bị tiêu chảy 

Nếu bé của bạn đang có những dấu hiệu sau đây thì có khả năng bé đã mắc bệnh tiêu chảy:

  • Đi ngoài phân lỏng hơn so với bình thường
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, số lần đi ngoài có thể lên tới 3-4 lần/ngày hoặc hơn.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy:

Giờ thì bố mẹ nên rà soát lại các nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy để có hướng điều trị thích hợp:

  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Dị ứng thực phẩm
  • Khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ kém
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bình thường

Xem ngay: Nguyên nhân và cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại link https://goo.gl/yq63TT

Các món ăn giúp bé hết tiêu chảy

Sau đây là những món ăn cho bé trong 2 giai đoạn 7-9 tháng và 10-12 tháng rơi vào trường hợp bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: 

Giai đoạn trẻ 7-9 tháng tuổi

Từ tháng thứ 7-9 trở đi, nên cho bé ăn thịt hay cá 1-2 lần/tuần. Lúc đầu cho ăn thịt được lược và xay thật nhuyễn với một lượng rất ít (khoảng 1/2 – 1 muỗng cà phê) để bé quen dần, sau đó chuyển sang dạng băm nhuyễn và tăng dần số lượng.

Từ khi bắt đầu ăn thức ăn đặc giàu protid, bé cần được cung cấp nhiều nước. Nên cho bé uống nước lọc hay nước ép trái cây pha loãng (1/2 nước ép nguyên chất + 1/2 nước lọc) vào khoảng cách giữa các bữa ăn (nếu cho bé uống nước trong lúc ăn sẽ làm bé ăn kém ngon).

giải quyết vấn đề bé bị tiêu chảy nên ăn gì trong giai đoạn bé 7-9 tháng tuổi

1. Bột khuấy với cá, rau dền

► Hòa bột với 1/2 lượng nước. Cho 1/2 lượng nước còn lại vào nồi nấu sôi, cho rau vào nấu chín. Tiếp thêm cho cá, bột đã hòa tan với nước vào khuấy đều, nấu với lửa nhỏ đến khi bột sền sệt.

► Múc ra chén, trộn thật đều với dầu ăn và nêm thêm một chút muối iốt hoặc nước mắm cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 5 thìa bột gạo hay bột dinh dưỡng

• 30g rau dền bằm nhuyễn

• 30g thịt cá nạc luộc hay hấp chín, nghiên nhuyễn

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

2. Bột khuấy với tôm, bí đỏ

► Hòa bột với 1/2 lượng nước. Phần nước còn lại cho vào nồi nấu sôi, cho tôm vào nấu chín, cho tiếp bí đỏ, bột đã hòa tan với nước vào nấu thật chín.

► Mức bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm chút nước mắm hay muối iốt vào cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 5 thìa bột gạo hay bột dinh dưỡng

•30g bí đo luộc chín, nghiên nhuyễn

• 30g tôm rửa sạch, bóc vỏ, giã nhuyễn với một chút nước

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

3. Bột khuấy với cua, rau mồng tơi

► Hòa bột với 1/2 lượng nước. Phần nước còn lại cho vào nồi nấu sôi, cho rau mồng tơi vào nấu sôi khoảng 5 phút. Tiếp đến cho thịt cua vào nấu chín, và sau cùng cho bột vào nấu với lửa nhỏ cho đến khi bột sền sệt.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm nước mắm hay muối iốt vào cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 5 thìa bột gạo hay bột dinh dưỡng

• 30g rau mồng tơi cất thật nhuyễn

• 30g thịt cua hấp chín, gỡ lấy thịt, nghiền nhuyễn

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

4. Bột khuấy với thịt bò, rau dền

► Hòa bột với 1/2 lượng nước. Phần nước còn lại cho vào nồi nấu sôi, cho tiếp thịt bò vào nấu chín, tiếp theo cho rau vào nấu tiếp đến khi chín mềm. Cuối cùng cho bột vào khuấy đều đến khi sền sệt.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm nước mắm hay muối iốt cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 5 thìa bột gạo hay bột dinh dưỡng

• 30g rau dền bằm thật nhuyễn

• 30g thịt bò băm nhuyễn hòa với một chút nước

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

thịt bò giúp mẹ giải quyết nỗi lo bé bị tiêu chảy nên ăn gì

5. Bột khuấy với thịt heo, bí đỏ

► Hòa bột với 1/2 lượng nước. Phần còn lại cho vào nồi nấu sôi, sau đó cho thịt vào nấu chín, tiếp đến cho bí đỏ, bột vào khuấy đều đến khi sền sệt.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm nước mắm hay muối iốt cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 5 thìa bột gạo hay bột dinh dưỡng

• 30g bí dỏ nấu mém, nghiền nhuyễn

• 30g thịt heo nạc băm nhuyễn hòa với một chút nước

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Giai đoạn trẻ từ 10-12 tháng

Lúc này trẻ bắt đầu mọc răng, bạn có thể từ từ cho trẻ làm quen với thức ăn băm nhỏ mà không cần xay mịn như trước. Lưu ý trong những ngày trẻ mọc răng, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ ăn.

– Trẻ bắt đầu thích đưa thức ăn bằng tay vào miệng, do đó có thể cho trẻ tự dùng tay hay muỗng để ăn thức ăn tráng miệng (trái cây, pho-mát, rau câu…). Đó chính là bước đầu tiên cho trẻ học cách tự ăn.

– Tăng số bữa ăn cho trẻ lên 2-3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 2/3 chén. Không nên nêm nhiều muối vì muối không tốt cho sức khỏe của trẻ.

1. Bột khuấy với sữa, bí đỏ

Nguyên liệu:

•4 thìa bột dinh dưỡng

• 4 thìa sữa bột trẻ thường dùng

• 30g bí đỏ luộc chín, nghiên nhuyễn

• 1 thìa dầu ăn

• 2 thìa đường

• 200ml nước

► Hòa bột với nước lạnh, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ. Lưu ý khuấy đều cho đến khi bột chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn. Sau đó từ từ cho sữa bột vào.

Lưu ý: Trẻ ăn từ 113 đến 1 chén mỗi ngày.

2. Bột khuấy với trứng, cà rốt

► Trộn đều cà rốt, bột, lòng đỏ trứng và nước rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ. Lưu ý khuấy đều tay cho đến khi bột chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn và nêm chút muối cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 4 thìa bột dinh dưỡng

• 1 lòng đó trứng gà đánh đều

• 20g cà rốt nấu chín, nghiên nhuyễn

• 1/2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

3. Bột khuấy với thịt, rau bồ ngót

► Nấu chín thịt với 1/2 lượng nước, sau đó cho rau ngót và bột đã hòa tan với nước vào khuấy đều, nấu với lửa nhỏ cho đến khi chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm với chút xíu nước mắm hay muối iốt.

Nguyên liệu:

•4 thìa bột dinh dưỡng

• 3 thìa bồ ngót giã nhuyễn

• 30g thịt heo nạc băm nhuyễn với một ít nước

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

thịt nạc heo giúp mẹ không còn lo lắng bé bị tiêu chảy nên ăn gì

4. Bột khuấy với gan, rau dền

► Nấu chín gan với 1/2 lượng nước, sau đó cho rau vào nấu sôi, cho tiếp bột đã hòa tan với nước vào và nấu với lửa nhỏ cho đến khi chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm với chút xíu nước mắm hay muối iốt.

Nguyên liệu:

•4 thìa bột dinh dưỡng

• 30g rau dền băm nhuyễn

• 30g gan heo, gà băm nhuyễn

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Món này vừa cung cấp nước cho cơ thể bé, tránh trường hợp mất nước vừa giúp bố mẹ không còn lo bé bị tiêu chảy nên ăn gì nữa! 

5. Bột khuấy với cá, rau muống

► Nấu chín rau với 1/2 lượng nước trong khoảng 5 phút, sau đó cho thịt cá, bột hòa tan với nước vào nấu tiếp cho chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm với chút xíu nước mắm hay muối iốt.

6. Bột khuấy với trứng, rau dền

► Cho rau dền với 1/2 lượng nước vào nấu chín, sau đó cho tiếp bột hòa tan với nước và trứng vào khuấy đều tay cho đến khi bột chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn. Nêm một chút muối hay nước mắm cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 4 thìa bột dinh duỡng

• 30g rau muống rửa sạch băm nhuyễn

• 30g thịt cá nạc luộc hay hấp chín, nghiền nhỏ

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

7. Bột khuấy với tôm, rau cải ngọt

► Cho tôm và 1/2 lượng nước vào nấu chín, sau đó cho cải vào và nâu thật mềm. Cuối cùng, cho từ từ bột đã hòa tan với nước vào và nấu chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, mêm một chút nước mắm hay muối iốt cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 4 thìa bột dinh dưỡng

• 30g lá cái ngọt rửa sạch, băm nhuyễn

• 30g tôm rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn, hòa với một ít nước

• 2 thìa dẳu ăn

• 200ml nước

8. Bột khuấy với cá, rau mồng tơi

► Cho rau mồng tơi, cá nghiền nhuyễn và bột đã hòa tan với nước vào xoong, bắc lên bếp khuấy đều và nấu với lửa nhỏ đến khi bột chín sền sệt.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn. Có thể nêm một chút muối hoặc nước mắm cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

• 4 thìa bột dinh duỡng

• 30g rau mồng tơi rửa sạch, băm nhuyễn

• 30g thịt cá nạc luộc hay hấp chín, nghiền nhuyễn

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

rau mồng tơi bổ sung chất xơ giúp mẹ không còn lo bé bị tiêu chảy nên ăn gì

9. Bột khuấy với thịt bò, cà chua

► Nấu chín thịt với 1/2 lượng nước, sau đó cho cà chua và bột đã hòa tan với 1/2 nước còn lại vào khuấy đều, nấu với lửa nhỏ cho đến khi bột chín.

► Múc bột ra chén, trộn thật đều với dầu ăn, nêm với chút xíu nước mắm hay muối iốt cho vừa ăn.

Nguyên liệu:

•4 thìa bột dinh dưỡng

• 1/2 trái cà chua nhó, bó hột, băm nhuyễn

• 30g thịt bò nạc băm nhuyễn, hòa với một chút nước

• 2 thìa dầu ăn

• 200ml nước

Ngoài ra, để phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ có thể cho bé uống sữa Vinamilk hằng ngày vì trong sữa có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và hệ men vi sinh giúp tăng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, giúp tăng khả năng nhuận tràng và sức hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu. 

Để tránh trường hợp bố mẹ bối rối khi đứng trước câu hỏi bé bị tiêu chảy nên ăn gì, các ông bố bà mẹ nên trang bị những kiến thức về các loại bệnh mà bé thường gặp cũng như cách chăm sóc, cho bé ăn uống làm sao để không bị mất sức, sụt kí khi bị bệnh.

Xem ngay: Danh sách các loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh tại link https://goo.gl/ZxvnQ6

Mẹ và bé
ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU KHI ỐM NGHÉN
Mẹ và bé
Mẹ bầu cần tránh những loại thực phẩm nào?
Mẹ và bé
Sử dụng sữa bột Dielac Alpha Step 1 đúng cách