Mẹ và bé

Cùng mẹ giải đáp thắc mắc về thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đang dần trở nên phổ biến hơn đối với trẻ em tại Việt Nam. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ về phương pháp này cũng như giải quyết được vấn đề gặp phải khi cho trẻ ăn dặm. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp của các bậc cha mẹ trong việc tập cho trẻ ăn dặm.

Trước khi đến với mục giải đáp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên tắc dạy con của mẹ Nhật trong ăn uống nhé. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ trước phương pháp dạy con này đấy.

Mẹ Nhật dạy con ăn uống như thế nào?

Để trẻ làm quen với thìa và cốc

Trẻ ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi cần để trẻ tự cầm thìa, hay tự tay cầm thức ăn ăn. Tuy như vậy không thật vệ sinh và sạch sẽ, nhưng trong quá trình luyện tập như vậy, não trẻ mới phát triển nhanh chóng được. Hơn thế, nếu trẻ có thể cầm bình tự bú sữa hay tự tay cầm cốc uống nước được là tốt nhất, và nên cho trẻ cầm cốc có quai cầm cũng như có nắp đậy.

Để trẻ làm quen với thìa và cốc là nguyên tắc khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Cho trẻ ăn trái cây 1 lần 1 ngày

Sau khi trẻ được 8 tháng tuổi, cần cho trẻ ăn vặt 1 lần 1 ngày, thời gian thích hợp nhất là vào khoảng 4 giờ chiều, nhưng nên cho ăn lượng vừa phải để trẻ không bỏ bữa. Không những thế không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, có thể cho trẻ uống nước quả nhưng pha thêm nước hay rau củ nấu chín mềm để trẻ có thể cầm tay ăn được.

Rèn cho trẻ ngồi ăn một nơi cố định

Ở giai đoạn này, nên rèn cho trẻ ngồi ở một nơi cố định để ăn, chẳng hạn như trên ghế ăn của trẻ, không nên tạo cho trẻ thói quen phải chạy theo bón.

Giải đáp thắc mắc của cha mẹ về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Tôi đã áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được một thời gian và trẻ đã ăn dặm rất tốt.  Nhưng thỉnh thoảng trẻ lại bị nôn, tại sao vậy?

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm kiểu Nhật, cơ nối giữa thực quản và dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó thức ăn trong dạ dày thường bị đẩy ra ngoài qua thực quản và miệng. Nhất là khi dạ dày bị lấp đầy bởi không khí và thức ăn, trẻ cũng hay bị nôn trớ, hay do trẻ không ợ hơi được khi ăn cũng dễ bị nôn ra ngoài.

Tốt nhất sau khi cho trẻ ăn xong, cần khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào phía lưng của trẻ giúp trẻ ợ hơi là tốt nhất. Còn nếu làm như vậy rồi mà trẻ vẫn nôn, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, xem xem đó là phản ứng dị ứng hay vì vấn đề nào khác.

Trẻ ăn dặm theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật nhưng lại bị nôn trớ, phải làm sao?

Trẻ nhà tôi đã ăn dặm theo kiểu Nhật được một thời gian rồi. Gần đây, khi cho trẻ ăn thử cơm, trẻ ăn rất tốt, vậy có nên cho trẻ ăn cơm thay cháo không?

Dù trẻ có thích ăn cơm đến đâu đi chăng nữa cũng không được bỏ qua giai đoạn ăn cháo, bởi như vậy rất không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhiều khi là do người lớn cho ăn gì trẻ ăn thứ đó, không những thế ăn rất ngoan và ngon miệng, nhưng vì sức khỏe của con trẻ, các bà mẹ cần hết sức lưu ý.

Trẻ ăn dặm mỗi ngày lượng mỗi khác, như thế có sao không?

Ngay cả người lớn mỗi ngày ăn lượng cũng mỗi khác chứ chẳng phải là con trẻ. Trẻ ngoài ăn dặm vẫn bú sữa, và lượng sữa trẻ hấp thu sẽ ảnh hưởng tới lượng thức ăn của trẻ. Không những thế, căn cứ vào sự tiêu hóa, hoạt động và sức khỏe mỗi ngày của trẻ mỗi khác. Đối với trường hợp trẻ ăn ít trong mọi trường hợp thì có vẻ đáng lo, chứ nếu bình quân lượng hấp thu thức ăn mỗi ngày của trẻ từ 4-6 tháng tuổi là từ 30g trở lên thì không cần phải quá lo lắng.

Trẻ tỏ ra ăn được so với các trẻ khác cùng lứa tuổi, cho trẻ ăn ít đi thì khác, vậy liệu trẻ có bị béo phì không và làm cách nào để giảm lượng ăn của trẻ một cách hợp lí?

Trên thực tế, nhiều trẻ ăn dặm có khuynh hướng bị béo phì. Nhưng thường thì trẻ nào lượng ăn dặm nhiều thường bú sữa ít. Nguồn nhiệt lượng chính cho trẻ được bổ sung qua hàm lượng mỡ cao trong sữa, nên trẻ khó có thể bị béo phì. Nếu tạo cho trẻ thói quen ăn quá no trong một bữa thì sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn, khiến trung khu hấp thụ thức ăn của não ở trạng thái đầy quá lâu sẽ có khuynh hướng ăn uống bừa phứa, nhiều.

Việc đảm bảo lượng ăn của trẻ thời kỳ ăn dặm là rất quan trọng, cũng như phương pháp chế biến đa dạng là rất quan trọng. Phương pháp chế biến nào giữ cho món ăn được tự nhiên nhất là cách tốt nhất giúp cho trẻ phát triển về vị giác.

Trẻ đã được 6 tháng tuổi rồi vẫn chưa mọc răng, vậy cho cháu ăn bột theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được chưa?

Trẻ 6 tháng tuổi chưa mọc răng có áp dụng được thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không?

Trẻ sau 4 tháng đã thức ăn bổ sung rồi, nên việc cho trẻ ăn bột lúc 6 tháng tuổi cũng chẳng trở ngại gì lớn lắm. Dù trẻ chưa mọc răng, trẻ vẫn có thể ăn bột bằng lợi được, và như vậy sẽ luyện cho răng nhai cắn cũng như não bộ phát triển. Nhưng nếu thêm rau vào cần xay nhuyễn hoặc luộc chín, dằm nhuyễn và lọc kỹ là được, tránh gợn khiến trẻ bị nôn trớ.

Với những giải đáp về các vấn đề xoay quanh của việc áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật trên đây, hy vọng rằng cha mẹ sẽ xây dựng được thực đơn mỗi ngày đầy dinh dưỡng cho bé và giúp bé phát triển một cách tốt nhất nhé.

Đối với trẻ từ 02 tuổi trở lên, bên cạnh việc ăn dặm cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại sữa bột, nhằm giúp bé được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh chóng của bé. Một số thương hiệu sữa bột cho bé có uy tín và được nhiều cha mẹ tin dùng hiện nay là Vinamilk, Abbott, Nutifood… Cha mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin chi tiết về các thương hiệu kể trên và chọn lựa cho con dòng sữa phù hợp nhất với độ tuổi, thể trạng của bé nhé.

Mẹ và bé
Cùng Vinamilk tìm hiểu các loại sữa tốt cho thai kì
Mẹ và bé
Nguyên nhân và cách phòng tránh ọc sữa ở trẻ nhỏ
Mẹ và bé
Chú trọng dinh dưỡng cho bé khi bé ăn bột ăn dặm