Mẹ và bé

Thiết lập phương pháp E.A.S.Y phù hợp cho bé


E.A.S.Y là phương pháp xây dựng nếp sinh hoạt cho bébao gồm Eat – Ăn, Activity – Hoạt động, Sleep – Ngủ và Your – thời gian dành cho bạn. 

Thiết lập E.A.S.Y lần đầu ở các trẻ lớn thường sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là khi bạn không có thói quen sinh hoạt giờ nào việc nấy. Áp dụng E.A.S.Y cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau là rất khác nhau. Với mỗi nhóm độ tuổi nhất định lại có những vấn đề riêng. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản về từng độ tuổi nhất định, thì việc áp dụng phương pháp này mới trở nên hiệu quả hơn. 

1. Trẻ phát triển như thế nào?

Một em bé sẽ phát triển từ nằm một chỗ và hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, trở thành một cá thể độc lập có khả năng tự chủ được các hoạt động của chân tay. Lịch sinh hoạt của bé do đó cũng thay đổi, cùng với sự phát triển của con. Quá trình phát triển đó nhìn chung là theo trình tự sau đây:

Sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Phát triển phần đầu tới vai, kể cả miệng, cổ bé chắc dần lên giúp bé có thể ngầng và nâng đầu, và có thể ngồi được nếu được đỡ.

Từ 3 đến 6 tháng: Phát triển từ eo trở lên, gồm cả phần thân, vai, đầu, tay, giúp trẻ có thể lẫy, với và nắm đồ vật, và có thể ngồi mà gần như không cần đỡ.

Từ 6 tháng tới 1 năm: phát triển phần chân, cơ và sự phối hợp các cơ nhuần nhuyễn hơn, giúp trẻ có thể tự ngồi, lẫy ngược, đứng thẳng, bò. Ở mốc 1 tuổi nhiều trẻ đã có thể học đi.

Thiết lập một nếp sinh hoạt phù hợp sẽ giúp bé phát triển thật tốt

2. 6 tuần đầu đời: Thời gian thích nghi

6 tuần đầu đời là khoảng thời gian lý tưởng để bắt đầu E.A.S.Y, lúc này là E.A.S.Y 3H. Con ăn, sau đó chơi và được đặt đi ngủ. Mẹ nghỉ ngơi khi con ngủ, và khi con tỉnh dậy, chu kỳ đó sẽ lặp lại. Nhưng 6 tuần đầu đời cũng là thời gian có nhiều chuyển biến lớn, đòi hỏi con cần thích nghi. Từ chỗ nằm trong bụng mẹ, ấm, chặt, nhiệt độ ổn định, con không phải “ăn” mà dinh dưỡng tự truyền qua cuống rốn, đột nhiên con được sống ở một nơi hoàn toàn khác, với người đi lại, nhiệt độ không ổn định và quan trọng nhất: con phải tự học cách nạp dinh dưỡng vào người: ti mẹ hay ti bình. Hơn thế, sinh nở cũng là sự thay đổi với người mẹ. Nhất là với các bố mẹ lần đầu nuôi con, bố mẹ có khi còn sốc hơn cả em bé! Còn với các gia đình có nhiều con, các anh chị của bé sẽ cảm thấy sự thay đổi trong gia đình khi “thành viên mới” này tự nhiên độc chiếm toàn bộ quỹ thời gian của mọi người.

Lúc này con chưa có khả năng kiểm soát các hoạt động của cơ thể, ngoại trừ miệng, giúp con ăn và giúp con “giao tiếp”. Sự tồn tại của con chỉ gói gọn trong ăn – mút (mút phản xạ để trấn an) – ngủ. Khóc là tiếng nói duy nhất của con. Trung bình một em bé sẽ khóc khoảng 1 đến 5 tiếng mỗi ngày. Và với hầu hết những người lần đầu làm cha mẹ, một phút tưởng chừng dài như năm phút.

Cha mẹ không nên bỏ qua tiếng khóc của trẻ, hay để trẻ khóc để ngủ! Thay vào đó, cha mẹ hãy xác định xem con muốn nói điều gì. Nhiều trường hợp cha mẹ gặp rắc rối với E.A.S.Y là do họ hiểu nhầm tiếng khóc của con.

Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi cha mẹ như đứng giữa một đám mây mù vô định và “đối tượng” duy nhất lại chỉ giao tiếp qua tiếng khóc, một “ngoại ngữ” mà cha mẹ khó có thể nắm bắt chắc chắn được, việc hiểu nhầm con là điều không thể tránh khỏi.

Trẻ thường khóc rất nhiều, đỉnh điểm vào khoảng 6 tuần, và lúc này bố mẹ thường đã học được tín hiệu của trẻ. Quan sát kỹ những cử động của bé, nhiều cha mẹ đã có thể hành động trước cả khi tiếng khóc bắt đầu. Đồng thời họ cũng nhận biết được tiếng khóc vì đói: bắt đầu nghe như tiếng ho ngắn từ trong cổ họng, và sau đó là tràng khóc oa oa oa đều đặn. Tiếng khóc đói sẽ khác với tiếng khóc vì quá mệt: trận khóc được bắt đầu bằng 3 tiếng hậm hực ngắn, sau đó là khóc to, bé ngưng để thở hai nhịp và tiếp tục khóc to và mạnh mẽ hơn. Ở mốc tuổi này, cha mẹ cũng hiểu được tính cách của con mình, hiểu rằng có những bé ít khóc hơn dù đói bụng, có bé khi đói chỉ khóc ít nhưng cử động “rúc tìm ti” hay uốn lưỡi rất rõ rệt, tín hiệu đói. Có trẻ thì thực sự hoảng hốt mỗi khi cơn đói đến.

Việc hiểu con thông qua phương pháp E.A.S.Y này sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc con tốt hơn. Các bậc cha mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là sữa để bé phát triển thật toàn diện về chiều cao lẫn trí não nhé. 

Mẹ có thể tham khảo tại đây một số loại sữa giúp bé phát triển tốt nhé!

Mẹ và bé
Tránh được nguy cơ sinh non nhờ các loại sữa dành cho bà bầu
Mẹ và bé
KINH NGHIỆM ĂN UỐNG KHIẾN CON BỤ BẪM NHƯNG MẸ KHÔNG TĂNG CÂN
Mẹ và bé
Thời điểm tốt nhất đế uống sữa bầu?