Mẹ và bé

Những sai lầm trong cách nấu cháo cho trẻ tập ăn dặm


Có rất nhiều mẹ luôn nỗ lực và tìm nhiều cách chăm con tốt nhất nhưng thật buồn khi bé vẫn gầy nhom. Sau đây là 1 số những sai lầm trong cách nấu bột cho trẻ tập ăn dặm mà các mẹ hay mắc phải.

cách nấu bột cho trẻ tập ăn dặm

1. Dùng nước hầm xương

Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. 

Giải pháp: Mẹ nên cho trẻ ăn cả nước hầm lẫn xác để đề phòng suy dinh dưỡng trong giai đoạn bé ăn dặm. Phần nước hầm có vị ngọt rất ngon nhưng lại không có nhiều giá trị dinh dưỡng.

2. Dùng cháo dinh dưỡng không an toàn

Một số phụ huỵnh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn ở vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số mẹ lại thích mua cháo dinh dưỡng vì con “nghiện” món này. Tuy nhiên, bạn không thể biết được chất lượng cháo dinh dưỡng ngoài vỉa hè. Thậm chí, có những trường hợp trẻ phải nhập viện vì tiêu chảy do ăn cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giải pháp: Tốt nhất các mẹ nên tự nấu cháo cho con. Trong trường hợp buộc phải ăn cháo ngoài, mẹ nên chọn cửa hàng uy tín.

3. Lạm dụng máy xay sinh tố

Nhiều mẹ quan niệm, sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn sẽ  giúp con dễ tiêu hóa hơn. Do vậy, nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng mọc đầy đủ rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố. Tuy nhiên, thói quen này của các mẹ có thể khiến con lười nhai và nhanh bị biếng ăn.

Giải pháp: Tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột  và các thức ăn mềm như phở, bún, nui…, trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

4. Thường xuyên sử dụng khoai tây, cà rốt

Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, cà rốt. Tuy nhiên, thực tế, khoai tây và cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin.

Giải pháp: Bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh nhằm cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho bé. Mẹ có thể tăng cường nhiều thực phẩm cho bé ăn dặm.

5. Hâm đi hâm lại một nồi cháo trong ngày

Để tiết kiệm thời gian nấu cháo cho con, nhiều bà mẹ chỉ nấu một nồi cháo và hâm đi hâm lại trong ngày. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.

Giải pháp: Các mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng lớn, sau đó múc ra một chén cháo riêng mỗi lần cho trẻ ăn. Mẹ có thể nấu thêm vào thịt heo, rau mồng tơi, rau lang, dầu ăn., bí đỏ… ở mỗi bữa cùng với một phần cháo trắng.

Trên dây là những sai lầm phổ biến trong cách nấu bột cho trẻ tập ăn dặm. Để con khỏe mạnh, các mẹ cần chắc chắn rằng bên cạnh tình thương cũng cần phải có khoa học các mẹ nhé.

Mẹ và bé
Tuyệt chiêu giúp bé giảm đau khi mọc răng
Mẹ và bé
Mẹ bầu nên uống sữa từ tháng thứ mấy?
Mẹ và bé
Nguyên nhân và biện pháp khi bé mọc răng chậm