Sữa

Bú sữa mẹ có dễ khiến trẻ bị tiêu chảy?


Như chúng ta đều đã biết, sữa mẹ là nguồn “thức ăn” hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với tâm lý quá thương và mong muốn con luôn được hưởng những giá trị tốt đẹp nhất, nhiều cha mẹ khi thấy con mình có biểu hiện đi ngoài lỏng đã vội vàng kết luận bé bị tiêu chảy do sữa mẹ. Vậy điều này là đúng hay sai? ta hãy cùng bàn luận ở bài viết bên dưới.

Có những cha mẹ cho rằng, con họ được chẩn đoán “tiêu chảy do sữa mẹ”. Nhưng theo chuyên gia, đây là một cách nói không có căn cứ khoa học và chưa hợp lý. Và với bài viết này, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề “nan giải” này nhé!

Sữa mẹ có làm cho bé con bị tiêu chảy?

bú sữa mẹ có dễ khiến bé bị tiêu chảy

Trước khi đến với lời giải cho câu hỏi “Liệu sữa mẹ có khiến trẻ bị tiêu chảy”, ta hãy tham khảo một số thông tin nên biết về loại “thực phẩm” đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này nhé!

Thế nào là sữa mẹ? 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo và phù hợp nhất từ người mẹ, cung cấp cho trẻ đầy đủ các thành phần dưỡng chất như vitamin, acid amin, khoáng chất thiết yếu để trẻ phát triển, tăng sức đề kháng, đồng thời giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật hoặc các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe, cơ quan tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy… 

Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà sữa công thức không có, đặc biệt là chất xơ hòa tan – oligosaccharide. Oligosaccharide được biết đến là một chất phân giải trong ruột già làm tăng lượng nước trong phân, vì thế mà khi bú sữa mẹ, trẻ đi phân lỏng là một hiện tượng bình thường và hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như sức khỏe của bé.

Sữa mẹ có là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy?

bú sữa mẹ không làm cho bé bị tiêu chảy

Tuy nhiên, vì không hiểu rõ về hiện tượng trên nên đã có nhiều người cho rằng, một số trẻ bú sữa mẹ xuất hiện hiện tượng tiêu chảy là do sữa mẹ gây ra. Thực ra, đây chỉ là ý kiến chủ quan và hoàn toàn không theo bất cứ kết luận khoa học nào. Vì nếu trẻ thực sự gặp phải tình  trạng tiêu chảy, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển về thể chất của trẻ.

Mặc dù vậy, vẫn có sốt ít trường hợp trẻ bị dị ứng với thành phần trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lúc này, nếu gia đình thấy trẻ tiêu chảy nặng, nên mang phân của con đi kiểm tra. Và khi đó, trẻ không thể tiếp nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường, tất nhiên là khả năng này rất hiếm khi xảy ra trên thực tế, thì cha mẹ nên lựa chọn sữa công thức đã được thủy phân hoàn toàn, thành phần không chứa Lactose cho trẻ dưới sáu tháng tuổi.

Tác nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ?

tiêu chảy dễ khiến bé quấy khóc

Ngoài ra, gia đình cần lưu ý, khi thấy con có biểu hiện tiêu chảy, nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân, cũng như là có biện pháp điều trị phù hợp nhất với thể trạng và độ tuổi của bé. Và trong số những tác nhân thường gặp dẫn đến căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ có tiêu hóa kém, vi khuẩn và virus Rota. 

Làm thế nào để cha mẹ có thể phân biệt trẻ bị tiêu chảy do tiêu hóa kém hay do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus Rota?

Theo các chuyên gia, để có thể xác định rõ nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở trẻ, cha mẹ cần lấy mẫu phân của con và mang đến bệnh viện kiểm tra trong vòng từ 1 đến 2 tiếng.

Nếu mẫu phân của bé hiển thị >15 bạch cầu và hồng cầu vi trường, căn cứ theo kết quả xét nghiệm, thì lúc này mới có thể nghi ngờ nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy. Còn nếu kết quả có một số ít bạch cầu, chứng tỏ đường ruột bé chỉ bị tổn thương nhẹ.

Trường hợp dương tính vổi kháng nguyên virus Rota thì có thể chẩn đoán tình trạng tiêu chảy do virus Rota gây ra. Và trường hợp cuối cùng, nếu sau khi xét nghiệm, không cho ra kết quả nào, thì gia đình nên cân nhắc tới khả năng tiêu hóa của bé kém.

Ngoài ra, gia đình nên lưu ý là mẫu phân phải được giữ cẩn thận trong lọ nhựa hoặc màng bọc thực phẩm, tuyệt đối không được để nguyên trong bỉm hoặc quần áo, vật dụng của bé.

Từ những thông tin trên, hy vọng gia đình đã có cho mình một số kiến thức cần thiết trong việc giúp bé vượt qua căn bệnh tiêu chảy cũng như “minh oan” cho sữa mẹ.

Sữa
Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất để phát triển toàn diện? (Phần 1)
Sữa
Nguyên nhân và mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Sữa
Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất để đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh?