Sữa

Bổ sung dinh dưỡng và sữa tốt cho trẻ sơ sinh


Trẻ mới sinh cần được chăm sóc và bổ sung đúng nguồn dinh dưỡng mà chúng cần. Nguồn dinh dưỡng lúc này chính là sữa tốt cho trẻ sơ sinh từ sữa mẹ và sữa công thức, đồng thời, cung cấp năng lượng từ chế độ ăn dặm hằng ngày để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung dinh dưỡng và sữa cho trẻ sơ sinh

Thức ăn được chia thành 4 nhóm, trẻ cần được ăn đủ cả 4 nhóm này trong từng bữa ăn:

+ Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô.

+ Nhóm cung cấp đạm: Thịt, cá, trứng, sữa tốt cho trẻ sơ sinh (sữa mẹ và sữa công thức), cua, tôm, đậu, đỗ…

+ Nhóm cung cấp chất béo: Dầu ăn, mỡ, vừng, lạc…

+ Nhóm cung cấp Vitamin và chất khoáng: Rau, quả

  • Số lượng bữa ăn trong ngày của trẻ lứa tuổi ăn dặm

Trẻ 6-12 tháng: Ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa bột một ngày.

Trẻ 12-24 tháng: Ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm 5 bữa một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh).

Trẻ từ 2-5 tuổi: Trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh.

Trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn.

Cẩn lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng và sữa tốt cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!

  • Cho trẻ ăn dặm bắt dầu từ ngoài 6 tháng

– Trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, không cần ăn, uống bất kỳ loại thức ăn nào khác.

– Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác để đảm bảo năng lượng và sự phát triển của trẻ.

– Dù đã ăn các thức ăn khác, sữa mẹ vẫn rất cần cho trẻ đến 18-24 tháng.

– Không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

  • Chuẩn bị thức ăn và sữa bổ sung cho bé

– Rửa tay và rửa thức ăn sạch sẽ trước khi nấu.

– Đong đủ lượng nước và bột thích hợp rồi nấu chín.

– Thêm thịt, cá, tôm, trứng, ốc, hến đã băm nhỏ.

– Thêm rau xanh đã băm nhỏ hoặc nghiền. Thêm dầu ăn hoặc mỡ.

  • Chế độ ăn khi trẻ bị bệnh (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp)

Trẻ bị tiêu chảy cần được uống Oresol ngay từ khi mới bị tiêu chảy, nếu không có Oresol thì cho trẻ uống nước cháo muối đổ phòng mất nước.

Trẻ nhỏ đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần cho bú.

Với trẻ đã ăn dặm cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá, nhiều lần và ít một. Cần cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần nếu trẻ không có rối loạn tiêu hoá. Trường hợp trẻ khó ăn, khó nuốt dùng giá đỗ xanh làm loãng thực phẩm để trẻ dễ ăn.

Cho trẻ ăn thêm các loại quả chín hoặc nước quả để tăng lượng kali và các vitamin. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau thô, ngũ cốc, nguyên hạt (ngô, đỗ…) vì khó tiêu hoá.

Thức ăn và sữa tốt cho bé theo từng giai đoạn

  • 4-6 tháng

Con bạn ban đầu có thể thích quả nghiền nát và rau có vị ngọt. Tuy nhiên, nên bắt đầu cho bé bằng những món ăn có nhiều sắt. Khoai tây nghiền nấu kỹ hoặc chuối chín sẽ phù hợp. Chúng dễ tiếp nhận hơn và ít gây táo bón. Một số gợi ý

– Chuối chín, nghiền nát, táo xay.

– Khoai tây, bí ngô, cà rốt nghiền nát và nấu chín.

– Lê chín nghiền nhuyễn.

– Cháo, súp, canh loãng.

  • 6-9 tháng

Sữa tốt cho trẻ sơ sinh lý tưởng để bổ sung song song với ăn dặm là sữa bột công thức

Lượng sắt của con bạn sẽ bắt đầu giảm vào khoảng thời gian này. Hãy cho bé ăn thịt nạc, hay thịt gà nấu để tăng cường lượng sắt mà không gây táo bón.

– Gạo, ngũ cốc dành cho trẻ.

– Cháo xay nghiền.

– Rau xanh nghiền nhừ.

– Đỗ xanh, đậu lăng, trộn với sữa tốt cho trẻ sơ sinh từ bên ngoài (sữa bột công thức) hoặc sữa chua.

– Trái cây nghiền nát.

– Đậu phụ nhừ, sữa chua, pho mát.

– Thịt gà xay kỹ.

– Nước trái cây nguyên chất (không dùng nước cam hay dâu).

  • 9-12 tháng

Ở khoảng thời gian này trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và thích cầm nhặt thức ăn. Đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn bằng tay. Bạn có thể thấy trẻ thích ăn miếng hơn là ăn bột. Gợi ý:

– Ngũ cốc dành cho trẻ.

– Khoai tây nghiền.

– Cháo xay.

– Rau xanh thái miếng nhỏ hoặc nghiền nát.

– Trái cây mềm cắt miếng nhỏ.

– Thịt xay hoặc cắt miếng nhỏ nấu chín.

– Đỗ xanh, đậu lăng nấu nhừ.

– Đậu phụ nghiền hoặc cắt miếng nhỏ.

– Sữa chua, pho mát.

– Nước trái cây nguyên chất (không dùng nước cam hay dâu).

  • Những thức ăn bé nên tránh.

– Mật ong không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi, nó có thể gây ngộ độc.

– Nước cam hay quả mọng không nên cho bé uống khi chưa được 1 tuổi.

– Đường, chất làm ngọt, muối hay gia vị không cần thiết và không nên cho vào đồ ăn của bé.

– Củ cải đường, củ cải trắng, rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh không nên cho bé dưới một tuổi ăn. Chúng có quá nhiều nitrate đối với một đứa bé.

– Thực phẩm chiên rán

Những thực phẩm dễ gây dị ứng, không dùng khi bé chưa được 1 tuổi hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào tiền sử gia đình, bao gồm:

– Sữa bò; Lúa mì; Ngô; Trứng; Thịt lợn; Lạc; Cà chua; Hành; Quả mọng; Cam và nước cam; Đậu nành; Cá,tôm, cua, sò, ốc; Gia vị; Chocolate

  • Những thức ăn dễ gây nghẹn, nên chờ cho đến khi bé 3 tuổi, bao gồm:

– Lạc; Miếng bơ to; Miếng xúc xích to; Quả nho; Bỏng ngô; Đồ ăn cứng dễ vỡ thành mảnh lớn

  • Lời khuyên giúp bé an toàn khi ăn

– Không bao giờ rời mắt khỏi bé.

– Không cho thìa của bé vào miệng bạn. Việc dùng chung dụng cụ ăn uống có thể khiến bé bị sâu răng.

– Khi đã mở hộp đồ ăn của bé, hãy cất phần còn lại vào tủ lạnh ngay lập tức.

– Không lưu giữ đồ ăn thừa của bé.

– Bỏ các thực phẩm đã để trong tủ lạnh quá 3 ngày.

Hỏi đáp dinh dưỡng và sữa tốt cho trẻ sơ sinh

Hỏi: Cháu được 14 tháng, nhưng đêm nào cháu cũng khóc đêm, lúc nhỏ cháu thường hay vặn mình, bây giờ thì cháu lật bên này, lật bên kia, trằn trọc ngủ không ngủ được. Có người nói cháu thiếu canxi nên mới như vậy. Bác sỹ cho tôi lời khuyên và nếu đủng cháu thiếu canxi thì phải bổ sung như thế nào?

Ngủ không yên giấc, hay quấy khóc về đêm có nhiều nguyên nhân như đói, mẩn ngứa, giun kim, thời gian ngủ ngày nhiều… Sau khi loại bỏ hết các nguyên nhân trên thì có thể xét tới khả năng trẻ bị thiếu vitamin D (dẫn đến rối loạn chuyển hoá canxi). Một số nghiên cứu còn cho thấy, khi trẻ bị thiếu kẽm, vitamin B1 cũng có hiện tượng giật mình, quấy khóc, chất lượng giấc ngủ kém.

Để cháu có giấc ngủ tốt, trước tiên chị hãy điều chỉnh thời gian ngủ của cháu sao cho hợp lý. Hãy tạo cho cháu thói quen ngủ trưa, không nên cho cháu ngủ vào lúc xế chiều và ngủ quá lâu, nếu không tối bé sẽ khó ngủ.

Bên cạnh đó chú ý vệ sinh, tắm rửa cho cháu hàng ngày. Một nguyên nhân thường gặp ở trẻ trên 1 tuổi là bị nhiễm giun nên có những triệu chứng bị giun quấy như hay quấy khóc về đêm, ngủ hay nằm sấp chổng mông lên. Trẻ nhỏ đã có thể nhiễm giun như giun đũa, giun kim… làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự lớn của trẻ. Giun kim thường hay xuống hậu môn đẻ trứng vào ban đêm. Vì vậy buổi tối khi bé đi ngủ, khoảng lúc 10-11 h chị hãy soi đèn và vạch hậu môn của bé xem có giun kim xuống đẻ trứng không?

Dielac Grow của Vinamilk là sữa tốt cho trẻ sơ sinh bổ sung canxi giúp con tăng chiều cao

Đồng thời với các biện pháp trên chị có thể sử dụng sữa Dielac Grow của Vinamilk để bổ sung thêm canxi, vitamin D3, kẽm, các vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho bé. Bổ sung đủ lượng sữa tốt cho trẻ sơ sinh hàng ngày (500-600ml) và phơi nắng 15-20 phút vào buổi sáng để tế bào da tự tổng hợp D3 giúp tăng cường và chuyển hoá canxi.

Hỏi: Tôi rất lo lắng khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Bé 6 tháng tuổi thì chế độ dinh dưỡng cụ thể như thế nào là phù hợp? Về thời gian của bữa ăn và ăn những gì?

Bé 6 tháng tuổi, có thể ăn 2 bữa bột loãng mỗi ngày. Với thành phần dinh dưỡng cho mỗi chén bột như sau, 20g bột gạo, 20g chất đạm, 20g rau, củ; 1-2 thìa cà phê dầu ăn. Nên tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…). Một số trẻ có cơ địa dị ứng với loại thực phẩm như: tôm, cua, cá… Vì vậy nên cho trẻ ăn thử với một lượng ít, nếu không có hiện tượng gì mới tiếp tục cho trẻ ăn.

Về thời gian ăn như sau:

  • Bú mẹ 6-8 lần (sữa ngoài)
  • 9 giờ: 1 bữa bột loãng
  • 14giờ: 1 chén nước hoa quả
  • 16giờ: 1 bữa bột loãng.

Hỏi: Bé nhà tôi 19 tháng tuổi, cân nặng chỉ được 10kg thôi. Cháu dã biết chạy nhanh và rất hiếu động. Cháu mọc được 6 cái răng (4 chiếc trên và 2 chiếc dưới), gần nửa năm nay cháu không mọc cái răng nào. Hàng ngày cháu ăn 2-3 bát cháo hoặc 2 bát cơm con, uống khoảng 6-7 lần sữa (mỗi lần 120ml) và ăn thêm hoa quả. Xin tư vấn thêm chế độ dinh dưỡng cho cháu, đặc hiệt là lý do mấy tháng nay cháu không mọc thêm chiếc răng nào?

Bé 19 tháng tuổi, cân nặng 10kg là bình thường, không suy dinh dưỡng. Nhưng cháu mọc răng chậm (thông thường trẻ 19 tháng tuổi mọc được khoảng 12-14 răng) nên kiểm tra xem cháu có bị thiếu vitamin D, canxi không. Thiếu vitamin D, canxi thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như ra mồ hôi trộm, ngủ trằn trọc hoặc quấy khóc ban đêm, chậm mọc răng, chậm tăng chiều cao.

Về chế độ ăn, chế độ ăn chính của cháu nên là cháo. Khi mọc đủ răng mới chuyển sang ăn cơm. Tốt nhất mỗi ngày 4 bữa. Cần cho trẻ ăn đủ các thành phần dinh dưỡng bao gồm thịt,cá,tôm,cua, rau, củ, dầu,mỡ (1-2 thìa cà phê, cho trực tiếp vào chén cháo). Nên nấu cháo trắng, ăn bữa nào thì cho thịt (hoặc tôm, cua, cá, lươn) bữa đó để trẻ không bị ngán, tránh nấu một lần ăn cả ngày. Ngoài các bữa chính nên cho trẻ ăn bữa phụ với trái cây (50-100g), sữa chua (1 hộp/ngày), phô mai, sữa (500- 600ml/ngày).

Nên tăng cường cho cháu vận động ngoài trời, tắm nắng 15-20 phút vào buổi sáng giúp tế bào da tổng hợp vitamin D3.

Hỏi: Con trai tôi 18 tháng, nặng 11,5kg, cao 84cm, cháu mọc được 16 cái răng, nói được khá nhiều, cháu rất hiếu động và thông minh. Khoảng 2 tuần gần đây, cháu không chịu ăn cháo, cháu cũng không chịu uống sữa hột nữa mà chỉ uống sữa tươi, mỗi lần uống 110ml. Tôi có thể cho cháu ăn cơm nát được không mặc dù cháu ăn không được nhiều? Có thể cho tôi thực đơn hợp lý giúp cháu phát triển tót hơn không?

Bé 18 tháng tuổi, có thể tập ăn cơm được nếu cháu ngán ăn cháo. Nên tập cho dần dần ít một, xen giữa với cả những bữa cháo. Cháu thích uống sữa là rất tốt rồi, còn uống sữa tươi hay sữa bột đều được. Với cân nặng 11.5kg và chiều cao 84cm, cháu đang phát triển tốt.

Bạn có thể tham khảo thực đơn dưới đây:

  • 6h sáng: 1 bát cháo thịt, trứng, rau, dầu/mỡ (1-2 thìa cà phê)
  • 9h sáng: Sữa tốt cho trẻ sơ sinh (sữa mẹ hoặc sữa bột công thức)
  • 10h sáng: 1 chén cơm nát, cá kho/thịt kho, canh rau ngót
  • 1h chiều: trái cây
  • 2h chiều: 1 chén cơm nát (hoặc cháo), 1 quá trứng, rau
  • 4h chiều: Sữa hoặc sữa chua, phô mai
  • 6h chiều: 1 chén cơm nát, tôm rang, rau
  • 21h tối: Sữa tốt cho trẻ sơ sinh (sữa mẹ hoặc sữa bột công thức)

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ các mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc con yêu của mình!

Sữa
Cẩm nang mẹ và bé: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ?
Sữa
Dung dịch vệ sinh phụ nữ nào phù hợp với bạn?
Sữa
Làm sao để lựa chọn và sử dụng sữa bà bầu tốt nhất?