Sữa

Cẩm nang mẹ và bé: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ?


Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bà mẹ thực sự không biết chính xác lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần cung cấp cho trẻ như thế nào cho hợp lý.

Chúng ta thường thấy đa phần các mẹ đều cho trẻ bú sữa theo cảm tính hoặc khi trẻ quấy khóc là cho bú. Vậy việc cho bú như vậy đã đúng chưa? Nếu không thì cung cấp lượng sữa cho trẻ như thế nào là đủ.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần bú trong 1 ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cân nặng và sức bú của mỗi bé sẽ quyết định lượng sữa bú ít hay nhiều. Tuy nhiên nên chia đều lượng sữa cho trẻ trong 8 đến 12 cữ mỗi ngày và mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống các loại sữa công thức khác.

Nếu bé bú mẹ, thì mỗi cữ bú mẹ nên duy trì trong 20 – 30 phút. Bởi vì trong vòng 10 phút đầu, b chỉ bú được lượng nước là chính, khoảng thời gian sau mới là lượng sữa chứa nhiều dưỡng chất của mẹ tiết ra. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó bạn có thể cho bé nghỉ mệt giữa chừng, đừng bắt bé bú liên tục.

Trải qua 2 tuần đầu đời, lượng sữa trung bình cho bé bú trong khoảng 60ml – 100ml/cữ. Sau 3 tháng, mẹ nâng lên mức sữa là 120 – 210ml/cữ.

Bổ sung lượng sữa cho trẻ sơ sinh phải tùy theo nhu cầu của bé

Làm sao để bạn biết bé vẫn còn đói hoặc đã no?

– Những biểu hiện cho thấy bé vẫn còn đói: mút chụt chụt, liếm môi, mút tay hoặc đưa cả bàn tay vào miệng, cáu gắt, khóc khi mẹ rút ti hoặc bình sữa ra khỏi miệng.

– Những biểu hiện cho thấy trẻ đã bú no: ngực mẹ không còn căng cứng và bé cũng tỏ ra dễ chịu hơn, bé dễ ngủ hơn, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần. 

==> Pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ bú

Ngoài việc quan tâm đến lượng sữa hợp lý, khi cho bú mẹ cần chú ý sao cho đúng cách và đúng thời điểm. 

– Mẹ nên cân nhắc xem có nên cho trẻ bú đêm hay không. Vì nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.

– Sau khi sinh được vài giờ, lượng sữa non đầu tiên của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này.

– Nếu trẻ bú theo cữ tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú (khi bé đòi bú). Không nên ép bé liên tục sẽ làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú.

– Trong khoảng hai tuần đầu khi bú mẹ trẻ có thể bị sút cân do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài hoặc chưa quen cách bú nên lượng sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay còn ít. Thường trung bình trẻ có thể giảm từ 140 – 200g và sau khoảng 10 đến 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.

– Trong những ngày đầu sau sinh, tã trẻ chỉ hơi ẩm, nhưng sau đó ít hôm, tã của trẻ sẽ ướt nhiều hơn khi đã bú được nhiều. Để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã.

Trong vài tuần đầu lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ ít do bé chưa quen cách bú

Những điều cần tránh khi cho trẻ bú mẹ:

– Mặc nguyên trang phục khi đi làm về: Những bộ đồng phục đi làm thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh có thể gây nguy hại cho bé nên mẹ cần tắm gội sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh, 

– Cho con bú khi tức giận: Một nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bên trong cơ thể con người có thể sản sinh ra lượng chất độc khi tức giận. Loại chất độc này có thể biến nước thành màu tím và có thể làm chuột bạch chết nếu bị tiêm chất độc này vào. Vì vậy, nếu người mẹ đang tức giận thì đừng nên cho bé bú để tránh việc chất độc có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ.

– Trêu đùa con khi đang bú: Mặc dù việc giao tiếp với trẻ khi bú có thể giúp tăng tình cảm giữa mẹ và con, đồng thời tạo hứng thứ cho trẻ. Tuy nhiên khi trẻ đang bú, nếu trêu đùa làm cho trẻ cười, có thể khiến thanh môn mở ra và sữa chui vào khí quản, trường hợp nhẹ thì bé sẽ bị sặc còn nặng hơn bé có thể bị viêm phổi.

– Dùng xà phòng thơm vệ sinh ngực: xà phòng thơm có thể làm mất đi lớp sừng trên bề mặt da, làm mất đi chức năng bảo vệ của lớp sừng, khiến cho bề mặt da bị “kiềm hóa”. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, lâu dần có thể gây viêm vùng ngực và ảnh hưởng tới chất lượng của sữa cho trẻ sơ sinh và cả sức khỏe của con. Bạn chỉ nên dùng nước ấm để rửa vệ sinh vùng ngực hoặc sử dụng loại sữa tắm với tác dụng dịu nhẹ.

Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú?

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào sau sinh cũng có đủ sữa để nuôi con. Đối với những trường hợp như vậy, mẹ cần ăn những món sau đây để có nhiều sữa cho con bú.

1. Móng giò hầm đu đủ

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu nói đến vấn đề ăn gì nhiều sữa chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến món đu đủ hầm chân giò. Đây là một bí quyết đã phổ biến và lưu truyền rộng rãi ở nhiều chị em phụ nữ. Trong đu đủ giàu protein, chất béo cùng rất nhiều vitamin A, B, C, D, E. Món ăn này vừa dễ ăn lại vừa lợi sữa và làm đẹp da cho mẹ.

2. Mướp

Mướp thường xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Bởi theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính bình, rất dễ ăn. Ngoài ra, mướp còn là loại thực phẩm không thể thiếu đối với chị em bị tắc tuyến sữa. Canh mướp tươi có thể trị viêm tắc tia sữa hiệu quả. Nó giúp mẹ thông khí huyết và lợi sữa, lượng sữa cũng sẽ dồi dào hơn. Tuy nhiên do mướp có khả năng thanh nhiệt khá cao, nên dùng nhiều quá sẽ không tốt. Bí quyết là các mẹ nên cho một chút gừng tươi vào canh để món ăn có tính ấm hơn nhé!

3. Rau ngót

Nếu mẹ đang lo lắng không biết ăn gì nhiều sữa thì hãy nghĩ ngay đến món canh ngót thường ngày. Loại rau này lành tính và bổ dưỡng. Rau ngót giàu các vitamin và khoáng chất có lợi cho mẹ bỉm sữa.

– Với lượng chất xơ dồi dào, rau ngót giúp mẹ phòng ngừa chứng táo bón.

– Rau ngót giúp giải nhiệt, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

– Rau ngót giúp co thắt dạ con, bài tiết các chất dịch hư ra ngoài dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

– Ngoài ra, rau ngót còn giúp mẹ thông tia sữa, cung cấp nguồn sữa dồi dào hơn cho con.

Đó là những lý do vì sao trong bữa ăn của các mẹ sau sinh thường xuất hiện món canh rau ngót. Ngoài ra, nước rau ngót sau khi đã xay sạch cũng là thức uống rất tốt cho mẹ đấy nhé!

4. Rau má

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu một loại rau nữa đã quá quen thuộc với chị em phụ nữ. Thông thường vào những ngày gần chu kỳ kinh nguyệt, chúng ta hay uống nước rau má để thanh nhiệt và tăng cường lượng máu. Loại rau này xuất hiện một lần nữa để chứng minh thêm một lợi ích vượt trội cho chị em sau sinh – đó là tác dụng cung cấp lượng sữa cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả.

Theo các Đông y, rau má có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu, kháng khuẩn, kháng độc. Hơn nữa, rau má còn nổi tiếng với khả năng lợi sữa, lưu thông máu tốt. Một khi khí huyết lưu thông tốt thì da dẻ hồng hào, trẻ lâu sẽ sớm đến với các mẹ. Nước uống rau má xay, rau má đậu xanh hoặc canh rau má nấu với thịt bò, thịt heo đều bổ dưỡng các mẹ nhé!

5. Chuối sứ

Chuối sứ giúp sản phụ về sữa nhiều hơn, nguồn sữa ổn định hơn. Khác với các loại chuối thông thường, chuối sứ tròn và to, có vỏ hơi sần. Theo các lời khuyên của chuyên gia thì phụ nữ đang cho con bú nên ăn mỗi ngày 2 quả chuối sứ để có nhiều sữa nuôi con. Các mẹ có thể áp dụng phương pháp này, tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng, phải ăn đúng số lượng được khuyến cáo nhé.

6. Rau lang

Rau khoai lang (thường gọi là rau lang) là một loại rau rất lành tính, vị ngọt, tính bình. Từ lâu rau lang được xem là một vị thuốc quý trong Đông y. Nó có nhiều công dụng: thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, ngừa táo bón, trị mụn…Đặc biệt, rau lang còn giúp lợi sữa hữu hiệu cho sản phụ. Nếu mẹ đang ít sữa hoặc tắc tuyến sữa, thì nên ăn rau lang luộc hoặc xào chín mềm mỗi ngày. Đối với phụ nữ băng huyết thì nước cốt rau lang sau khi giã cũng rất tốt để khắc phục bệnh tình.

Trong dân gian chúng ta có rất nhiều loại thực phẩm có tính lành, mát giúp cung cấp lượng sữa cho con cực kỳ hiệu quả. Trên đây chúng ta chỉ điểm qua những thực phẩm gần gũi nhất, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho mình ngay trong bữa ăn để cung cấp nhiều sữa cũng như tăng cường sức khỏe.

Cung cấp đầy đủ sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn

Kết luận

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là một việc thiêng liêng của tất cả phụ nữ chúng ta. Ai cũng mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với con, vì vậy việc chọn cho con nguồn sữa mẹ quý giá cũng là một nhiệm vụ quan trọng của người mẹ. 

Tuy nhiên việc cung cấp sữa cho con cần rất nhiều yếu tố liên quan như lượng sữa của mẹ phải đủ và an toàn. Nếu người mẹ không may mắn vì sữa thiếu, không có sữa hoặc bị bệnh nên không thể cho con bú trực tiếp hoặc hoàn toàn 100% sữa mẹ thì vẫn có nhiều cách để giúp mẹ. Như ở trên chúng ta đã tham khảo các món ăn, các loại thực phẩm giúp gọi nguồn sữa về dồi dào hoặc các mẹ vẫn có thể tham khảo và bổ sung các loại sữa cho trẻ mới sinh để thay thế khi cần thiết.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý đến lượng sữa cho trẻ sơ sinh  phải tương ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu đời mọi sự thay đổi đều rất quan trọng, vì vậy các mẹ cần chú ý. Đọc xong bài viết này, các mẹ có thể theo dõi bảng tham khảo về sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn để nắm rõ về tình hình của con.

Chúc các mẹ sẽ thành công trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con!

Sữa
Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất để phát triển toàn diện? (Phần 1)
Sữa
Tổng hợp những câu hỏi đáp sữa cho trẻ sơ sinh (P2)
Sữa
Nguyên nhân và mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh