Mẹ và bé

Thai bị suy dinh dưỡng trong tử cung


Mang thai là quá trình vô cùng quan trọng của người phụ nữ. Nếu mẹ bầu không được chăm sóc tốt trong quá trình này thì rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, gây nhiều triệu chứng nguy hiểm, nhất là trường hợp thai bị suy dinh dưỡng trong tử cung. 

Trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thường xảy ra ở người mẹ có bệnh như tim, thận, thiếu máu, lao, suy nhược nhất là hiện tượng nhiễm độc thai nghén, trường hợp lớn tuổi đẻ con so hay đẻ quá nhiều lần, cũng là yếu tố dễ gây suy dinh dưỡng trong tử cung. So với số trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500gr, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung dao động từ 10% – 20% ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Đối với trẻ suy dinh dưỡng này, có thể chia ra mức độ từ nhẹ đến nặng:

– Ở mức độ nhẹ, trẻ có chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít hơn so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng.

– Với mức độ trung bình thì chiều dài và cân nặng của trẻ giảm nhưng vòng đầu bình thường.

– Mức độ nặng nhất là trẻ có vòng đầu, chiều dài, và cân nặng đều giảm.

Theo nghiên cứu chi tiết của các nhà khoa học thi loại trẻ có vòng đầu bình thường là loại nhẹ nhứt, thường là do các loại bệnh của mẹ như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén thể nhẹ.

Loại trẻ này, khi phát triển trong bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm; Nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách, thì sau này, chúng sẽ phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động, mặc dầu khi sanh chúng nhẹ cân.

Điều quan trọng là trong mức độ thiếu cân, chuyên khoa cũng cần phân biệt: thiếu cân nhẹ từ 5% đến 15% so với cân nặng bình thường, không kể sụt cân sinh lý, thiếu cân, trung bình từ 15% đến 25%; thiếu cân nặng, trên 30%. Sự thiếu hụt về cân nặng và tầm vóc sẽ khiến việc điều trị và chăm sóc trẻ gặp nhiều khó khăn hơn so với những trẻ phát triển bình thường. 

Thai bị suy dinh dưỡng trong tử cung có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ

Loại trẻ có vòng đầu nhỏ đã có biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào não ngay trong bào thai. Do đó, nếu tình trạng trung bình thì trẻ có thế sống qua giai đoạn sơ sinh, nhưng khi sinh trẻ thường bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, giảm đường huyết. Sau này trẻ phát triển sẽ không bình thường có khi chậm phát triển về tinh thần, chậm lớn và thậm chí còn di chứng thần kinh. Loại nặng có thể chết trong giai đoạn sơ sinh, thường thấy phối hợp ở những thai có dị tật bẩm sinh. Lâm sàng thấy trẻ có biểu hiện rất nặng, da khô nhăn nheo, vàng da, viêm gan, nhiễm trùng hô hấp. Đa hồng cầu, dung tích hồng cầu cao trong những ngày đầu có khi đến 60 – 70 %, hiện tượng cô đặc máu là phố biến. Trẻ chết vì ngạt, viêm phổi, hít nước ối và nhiễm trùng nặng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đẻ non cũng như làm cho thai chậm lớn trong tử cung. Yếu tố chính làm chậm phát triển của thai là do sự rối loạn dinh dưỡng của nhau thai, thêm vào là sự thương tổn và rối loạn huyết đông ở bánh nhau. Yếu tố cân nặng của người mẹ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của con, người mẹ có chiều cao l,40m và cân nặng dưới 40kg có thể sinh con đủ tháng nhưng luôn luôn dưới 2500gr. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai như: Bệnh nhiễm trùng ở người mẹ, bệnh về nhau thai, sự thiếu hụt về chế độ dinh dưỡng của người mẹ.

Để tránh trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng trong bào thai, người mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình thật tốt kể cả trước và trong quá trình mang thai. Do đó, ngoài việc khám và theo dõi tình trạng sức khỏe, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình, để đảm bảo thai nhi có một sức khỏe thật tốt từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi lọt lòng. Mẹ nên bổ sung cho mình những thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là sữa để cơ thể được cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng có giá trị. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm tại đây cách dùng sữa để đạt hiệu quá tốt nhất. 

Mẹ và bé
KINH NGHIỆM ĂN UỐNG KHIẾN CON BỤ BẪM NHƯNG MẸ KHÔNG TĂNG CÂN
Mẹ và bé
Cách nấu cháo thịt bằm rau cải xanh ăn dặm đổi vị cho bé
Mẹ và bé
Siêu thực phẩm bổ dưỡng cho bé ăn dặm: Khoai lang