Uncategorized

Cách lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hiệu quả cho bé


Cách lên thực đơn ăn dặm cho con kiểu Nhật đang trở thành một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Vậy hình thức ăn dặm này có thật sự tốt cho trẻ và các bà mẹ Việt có nên áp dụng?

Trước khi đưa ra những nhận định về việc có nên cho con ăn dặm theo phương pháp của các bà mẹ Nhật hay không, chúng ta cùng tìm hiểu xem phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì và cách lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ ra sao qua bài viết sau nhé.

1. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng và đồng thời kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách trơn tru. Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm này là cẩn thận trong việc sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên (nuôi, trồng) như rau, củ, quả, thịt, cá,… Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm, người Nhật cũng không cho bé ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ đóng hợp, giăm bông hay các loại gia vị. Việc lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đồng nghĩa với việc chọn cách cho bé ăn nhạt và độ mặn chủ yếu được lấy từ các nguyên liệu thiên nhiên.

Bên cạnh đó, người Nhật luôn mong muốn con cái của mình phát triển một cách bình thường và không bị béo phì, cho nên thực đơn trong các bữa ăn của họ đều kết hợp rất nhiều loại râu nhằm tạo sự cân bằng giữa tinh bột, protein, và vitamin. Hơn thế nữa, họ cũng không khuyến khích việc cho con mình ăn nhiều đường và sữa. Do đó, trẻ em Nhật Bản không những không bị béo phì mà còn rất khỏe mạnh.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Không dừng lại ở đó, phương pháp ăn dặm của người Nhật còn có thể giáo dục con cái về cách ăn uống sao cho đúng đắn. Trẻ sẽ được học cách nhai và có ý thức trong việc ăn uống hơn, biết yêu cầu, từ chối và khẳng định bản thân. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi sự kiên nhẫn rất nhiều đến từ các bà mẹ. 

2. Cách lên thực đơn ăn dặm của người Nhật

Đối với các bé trong giai đoạn đầu mới tập ăn, vì lượng ăn của các bé còn ít nên để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể chế biến nhiều một lúc rồi trữ vào tủ lạnh, cụ thể như sau:

  • Cháo: Các mẹ có thể nấu cháo theo tỷ lệ 1 cháo và 10 nước rồi rây nhuyễn đúng độ thô mà bé ăn rồi chia vào từng hộp nhỏ theo đúng lượng ăn của con trong từng bữa. Thời gian trữ cháo là khoảng 4 đến 7 ngày. Một lưu ý nhỏ là mẹ phải để cháo nguội hoàn toàn mới nên cho vào ngăn lạnh.
  • Các loại thịt mua tươi về nên chế biến ngay lập tức: Trần qua nước sôi nóng có bỏ chút gừng để loại bỏ các tạp chất cũng như khử mùi hôi cho thịt. Sau đó xay hoặc bằm nhuyễn thịt rồi chia thành từng viên vừa với bữa ăn của bé và bỏ vào hộp trữ trong ngăn lạnh. Thịt để trong ngăn lạnh có thể bảo quản được độ tươi ngon khoảng 1 tuần.
  • Nước dùng: Nước hầm từ xương, thịt nên để ngăn mát để dễ dàng loại bỏ phần lớp mỡ để chỉ lấy phần nước trong hay nước dashi ( làm từ cá bào, rong biển hay một số loại củ) thì nên để nguội rồi cho vào ngăn đá để trữ đông sẽ tốt cho trẻ hơn.
  • Rau củ, đặc biệt là những loại rau có lá thì các bà mẹ nên chế biến tươi hoặc xay mink và trữ trong ngăn đông để làm súp rau đều được.
  • Các loại thủy hải sản: Nên được sơ chế sơ trước khi chia thành từng phần nhỏ và trữ đông, như vậy sẽ đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Với các cách chế biến từng loại thực phẩm kể trên, các bà mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc chia khẩu phần ăn và lên thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho con mình.