Mẹ và bé

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ và cách phòng tránh


Ba mẹ nào khi sinh con ra đều mong muốn con mình lớn lên phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong giai đoạn sơ sinh, rất khó tránh khỏi những bệnh lý phát sinh ngoài mong muốn, do cơ thể trẻ còn non nớt nên chưa thể kháng lại điều kiện bên ngoài tác động.

Những biểu hiện bất thường hay gặp ở trẻ liên quan đến vấn đề ăn uống, nên dẫn đến trào ngược dạ dày, nôn trớ hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Liệu, những bệnh về đường tiêu hóa có đáng lo ngại hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa

Giai đoạn sơ sinh các chức năng của cơ thể trẻ vẫn còn yếu, chưa hoàn chỉnh, rất dễ bị mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó, điển hình là chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là rất nguy hiểm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây chậm tăng cân, còi xương suy dinh dưỡng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của con.

Thông thường, các bệnh đường tiêu hóa có nguyên nhân xuất phát từ sữa. Vì giai đoạn sơ sinh, sữa là thực phẩm dinh dưỡng chính của trẻ. Nhưng do cơ địa của từng bé mà có bé hợp với loại sữa này, có bé hợp với loại sữa kia. Thậm chí là có bé mất khoảng 1-2 tháng mới thích nghi được với sữa nên khó tránh khỏi nôn trớ nhiều, sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, khi còn bé, ba mẹ thường sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị bệnh để tăng cường sức đề kháng cho con. Đây cũng là nguyên nhân gây rối loại tiêu hóa ở trẻ. Vì mặc dù thuốc có chức năng diệt khuẩn nhưng chính yếu tố này lại diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Hơn thế nữa, ở giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của bé còn yếu, rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nhiễm khuẩn có thể bắt nguồn từ môi trường xung quanh, từ đồ dùng cho bé, đồ chơi, thậm chí từ chính những người thân.

2. Dấu hiệu nhận biết bé đang bị các bệnh về đường tiêu hóa

– Ọc sữa: Đây là biểu hiện hay gặp nhất ở trẻ. Bé có thể bị ọc trong hoặc sau lúc bú. Thậm chí trong trường hợp nặng, bé có thể bị ọc sữa ngay cả khi không bú. Tất nhiên, sau khi ọc sữa, trẻ bị hoảng loạn nên sẽ kèm theo những biểu hiện như khóc to, ho khan,…

– Táo bón: Trẻ đi ngoài phân cứng, vón cục, đi ít hơn 3 lần mỗi tuần.

– Tiêu chảy: Nếu trẻ đi ngoài phân toàn nước mà trên 2 lần mỗi ngày thì được coi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, nguy hiểm đến tính mạng.

– Chướng bụng: Bụng chướng, đầy hơi, ậm ạch,… khiến cho bé chậm tiêu hóa hóa thức ăn, sợ bú.

Trẻ biếng ăn có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu hóa ở trẻ

Trường hợp bệnh tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ sẽ gây mất nước, rối loạn chất điện giải. Tình trạng mất nước sẽ nghiêm trọng hơn nếu kèm theo nôn trớ nhiều. Lượng nước chiếm đến 75% trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh, nên mất nước ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì điều này mà trong cấp cứu tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bù dịch là ưu tiên hàng đầu. Các bệnh về đường tiêu hóa sẽ tăng nguy cơ giảm sức đề kháng của trẻ, gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Các bện tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài rất nguy hiểm, có thể gây chậm lớn, chậm tăn cân, thậm chí gầy sụt cân, là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể để lại hậu quả suốt đời, chậm phát triển xương, chậm phát triển chiều cao sau này, dẫn đến lùn khi đến tuổi trưởng hành.

4. Cách phòng bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ

Nếu ba mẹ cho trẻ dùng sữa công thức thì phải lựa chọn loại sữa phù hợp đối với lứa tuổi của trẻ. Đồ dùng cá nhân của con như bình sữa, thì, cốc,… phải được vệ sinh sạch sẽ, phải luộc để khử trùng thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn bên ngoài. 

Thường xuyên, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, khi muốn tiếp xúc trẻ, người lớn phải rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi của bé cũng phải được rửa vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi để tránh nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Không nên cho bé uống thuốc kháng sinh nếu không thật sự cần thiết, chỉ dùng khi có dấu hiệu chắc chắn của nhiễm khuẩn tiêu hóa và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để hạn chế nôn trớ, trào ngược do các bệnh lý gây ra thì sau khi trẻ bú xong, ba mẹ nên bế bé thẳng đứng khoảng 15 – 20 phút. Trong thời gian này, mẹ nên dùng tay vỗ nhẹ lưng để giúp bé ợ hơi rồi mới đặt bé nằm. Khi cho bé ngủ, nên kê cao đầu trẻ góc 30 độ sẽ giảm được hiện tượng ọc sữa ở trẻ.

5. Có nên dùng men vi sinh cho trẻ?

Men vi sinh chứa chất xơ hòa tan giúp dễ hấp thu, có tác dụng hạn chế táo bón. Ngoài ra, men phải vượt qua được môi trường acid dạ dày, sống được đến tận đại tràng để phát huy tác dụng. Tuy nhiên, ba mẹ phải chọn loại men vi sinh phù hợp, an toàn và sử dụng thường xuyên cũng là biện pháp tốt để dự phòng các chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Hi vọng với những chia sẻ trên ba mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những cách giúp chữa nôn trớ sinh lý cho trẻ nhỏ.

Mẹ và bé
Tìm hiểu quy luật phát triển thể trọng để chọn sữa tăng cân cho trẻ từ 4-6 tuổi
Mẹ và bé
Làm thế nào khi bé ăn nhiều mà vẫn chậm tăng cân?
Mẹ và bé
Tìm hiểu các cột mốc phát triển của bé 1 tuổi để lựa chọn loại sữa phù hợp