Thực Đơn Cho Bé

10 thực phẩm không nên có trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu


Trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể thai nhi ba tháng đầu vô cùng yếu ớt. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng đây cũng là giai đoạn phát triển tốt nhất của bé. Vì vậy, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu vô cùng quan trọng và cần thiết. Để thai nhi phát triển toàn diện và tốt nhất thì mẹ bầu không những cần quan tâm những thực phẩm tốt và có lợi mà cũng cần quan tâm về những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn.

Những thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn

Trong thời kỳ mang thai, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi nên mọi người đều có ý thức ăn cho cả hai. Tuy nhiên, một chế đô dinh dưỡng tốt thời kỳ đầu mang thai không chỉ là thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đủ dinh dưỡng mà còn phải cân đối về chất và hợp lý về lượng. Ngoài ra, cũng cần chú ý một số điều kiêng khem sau đây:

1. Thức ăn nhiều mỡ

Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.

Trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng cần chú ý về những thực phẩm bà bầu không nên ăn

2. Thức ăn nhiều đường

Chức năng thải đường của thận ở phụ nữ mang thai sẽ giảm dần. Và đó chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bà bầu sẽ bị giảm sút nên bà bầu hấp thụ lượng đường cao hơn quy định. Trong các báo cáo về nghiên cứu khoa học gần đây, thì lượng đường quá cao trong máu sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể cũng như kháng các bệnh thường gặp do vi khuẩn hay virus.

3. Đồ ăn quá mặn

Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…).

4. Chất chua

Một vấn đề luôn gặp ở hầu hết các bà bầu mang thai 3 tháng đầu là thường có biểu hiện nghén, chán ăn hay buồn nôn. Bên cạnh đó, sự thèm chua cũng là biểu hiện rõ ràng nhất. Gần đây, một nhà khoa học người Đức đã có một nghiên cứu mới về tác hại của việc ăn chua hay còn gọi là hất thụ các chất axit chua.

Các chất chua hay có vị chua thường dễ bị tồn đọng trong cơ thể của thai nhi. Lúc nãy, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đó chính là lí do chất chua bị liệt vào danh sách cấm trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

5. Lẩu

Nhiều nhà khoa học gần đây đã nghiên cứu ra rằng việc phụ nữ mang thai ăn lẩu sẽ cực kỳ nguy hiểm. Trong các loại lẩu nhúng thường có rất nhiều ký sinh trùng như sán lá. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai không chịu được sự kích tố sinh dục, dẫn đến ảnh hưởng đến cơ trơn và dạ dày cũng như đường ruột giảm sút trương lực. Đây chính là lí do mà phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu nhiều.

Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, lẩu là thực phẩm bà bầu không nên ăn

6. Quẩy

Quẩy là một thực phẩm không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu. Bởi vì trong thành phần của quẩy có chứa nhôm – một trong những chất vô cơ không có lợi. Mỗi lần ăn quẩy thì mẹ bầu đã đưa vào cơ thể 3g phèn chua, tương ứng với hàm lượng nhôm chứa trong phèn. Việc hấp thụ nhiều chất nhôm sẽ khiến thai nhi phát triển trí não kém, có khả năng tăng nguy cơ mắc các bệnh đần độn ở trẻ.

7. Nhãn

Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng nó lại là quả cấm trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Nhãn vừa có tính ôn, vịt ngọt lại vừa có tính nhiệt, gây khí huyết và nôn mửa ở bà bầu. 

Ăn nhãn nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng nhiệt, đau bụng hay xuất hiện – một trong các triệu chứng của  việc sẩy thai, sinh non.

8. Rau chân vịt

Một sai lầm của nhiều mẹ bầu là lầm tưởng ăn rau chân vịt thường xuyên sẽ bổ sung chất sắt, giúp đề phòng bệnh thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Trong nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học người Nhật Bản thì việc ăn rau chân vịt sẽ có tác dụng ngược lại là làm tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn. Và lí do chủ yếu gây nên tình trạng này là do trong thành phần của rau chân vịt có chứa nhiều axit, làm cản trợ sự hấp thu chất sắt của ruột non hay thậm chí còn bị đẩy ra ngoài cơ thể.

9. Sơn tra (táo mèo)

Thành phần dinh dưỡng trong quả sơn tra cao hơn nhiều loại trái cây. Bên cạnh đó, sơn tra lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Đặc biệt, nó còn được nằm trong danh sách cách loại trái cây ưa thích của bà bầu bởi nó vừa chua vừa ngọt và rất vừa miệng. Nhưng tuyệt nhiên, nó lại không phải loại quả thích hợp cho phụ nữ mang thai.

10. Đồ hộp

Có không ít phụ nữ khi mới mang thai, do bị “nghén” nên thường thích ăn hoa quả chua chua ngọt ngọt. Gặp lúc trái mùa, hoa quả tươi trên thị trường khan hiếm, đành phải dùng hoa quả đóng hộp. Tuy nhiên, hoa quả đóng hộp thường chứa chất phụ gia. Rất nhiều tài liệu chứng minh, phụ nữ mang thai ăn nhiều đồ hộp có chứa chất phụ gia trong kỳ đầu thai nghén có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình sản xuất, để tạo mùi vị hấp dẫn, bắt mắt và bảo quản được lâu ngày, nhà sản xuất thường cho thêm một lượng chất phụ gia nhất định vào thực phẩm đóng hộp. Như: những chất tạo mùi vị ngon có: sắc tố, vị thơm, mì chính, đường hóa học, những chất có thể phòng chống thối rữa, chống oxi hóa; những chất có thể nâng cao chất lượng thực phẩm như chất tạo xốp, chất làm trắng, chất làm kết tủa…

Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thì không nên có sự xuất hiện của các loại đồ hộp

Vì vậy để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, thì mẹ bầu nên dùng sữa với hương vị thơm ngon dễ uống , sữa bầu Dielac Mama Gold của Vinamilk bổ sung Sắt, Canxi, chất xơ hòa tan thế hệ mới Sc-FOS, I-ốt giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ. Đặc biệt, sản phẩm còn bổ sung DHA, Axit Folic, Canxi hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ xương của thai nhi; là sự lựa chọn tuyệt vời trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Thực Đơn Cho Bé
chú ý khi chế biến thức ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống
Thực Đơn Cho Bé
Dinh dưỡng cho trẻ bị sốt
Thực Đơn Cho Bé
Những loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi (Phần 2)