Mẹ và bé

Phát triển tinh thần gia đình cho trẻ


Phát triển tinh thần gia đình cho con trẻ là một trong số những điều không thể bỏ qua khi giáo dục sinh hoạt cộng đồng cho con.

Vì có thể nói, gia đình là xã hội đầu tiên của con trẻ, là nơi gặp gỡ trước hết, chính nơi đây, con trẻ sinh ra và chịu sự tiếp xúc tương khởi. Nếu được huấn luyện ngay trong tổ ấm gia đình, con trẻ sẽ thấu hiểu ý nghĩ xã hội đầu tiên, cảm nhận được sự sung túc và tình yêu mến gia đình.

Lợi ích của việc phát triển tinh thần gia đình cho trẻ

Nếu được đào tạo trong giai đoạn ở gia đình, con trẻ sẽ không đóng kín trong khuôn khổ nhất định, nó sẽ vượt ra ngoài, lấy giá trị của tinh thần gia đình làm khởi điểm tinh thần xã hội, biết thương yêu đùm bọc người cùng nòi cùng giống.

Những biện pháp triển tinh thần gia đình cho con trẻ

Chúng ta sẽ dùng biện pháp nào để phát triển tinh thần gia đình cho con trẻ? Có nhiều cha mẹ thường ngày bận rộn làm ăn, ít thời giờ lo cho con về mặt đào tạo tinh thần. Có nhiều trường hợp, con cái sống bên cạnh cha mẹ, hầu như không tiếp xúc thật sự với cha mẹ. Con hỏi, mẹ trả lời, không đếm xỉa đến tính cách giáo dục trong lời nói, không phát triển ý nghĩa và tinh thần giáo dục gia đình, làm nền tảng cho cuộc đời xã hội và đoàn thể. Để khắc phục tình trạng này và giúp con trẻ hoà nhập với gia đình hơn, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây.

tinh thần gia đình cho con trẻ

Chúng ta hoàn toàn có thể chú ý đến những lễ của gia đình như kỷ niệm của cha mẹ, sinh nhật, hôn nhân, ngày khánh thành nhà… trong những ngày này, chúng ta thêm công tác cho chúng trang hoàng nhà cửa, thêm cờ đèn, tranh ảnh dể có màu sắc ngày lễ. Bữa ăn sẽ được thịnh soạn, sẽ tổ chức đi dạo xa, thăm thắng cảnh. Những tổ chức này sẽ in sâu vào tám trí con trẻ ý nghĩa gia đình, nhất là tình thân mật êm ấm của cha mẹ anh om sum họp. Những tập quán lễ nghi thấm nhuyễn vào tâm hồn con trẻ, ghi lại những nét cộng đồng, những kỷ niệm êm vui, khiến con trẻ quyến luyến và nhớ nhung gia đình mãi mãi.

Tinh thần gia đình còn dưa trên liên quan với bà con, cậu mợ, anh em gia tộc. Người bà con thân thuộc họ đương sẽ đặc biệt được tiếp xúc thân mật hơn kẻ khác, phải dùng cơ hội gây thêm tình yêu và tăng cường yếu tố ruột thịt. Cha mẹ tập cho con cái kiểu cách và nội dung tình yêu đối với họ đương, gây tình liên lạc gia tộc và cũng là tinh gia đình rộng rãi.

Khi con trẻ lớn lên, chúng ta nên phân phối những lo lắng về gia đình, nói cho nó nghe những việc nhà, tùy theo tuổi để tập dần vào hoàn cảnh biến chuyển của gia đình. Những khó khăn, những dự định, những ước vọng sẽ làm cho con trẻ lần lần biết đến hoàn cảnh thay đổi của gia đình, những chăm lo vất vả của cha mẹ.

Như thế, con trẻ hòa mình vào công việc vật chất cũng như tinh thần đời sống của gia đình. Con trẻ sẽ sung sướng được cha mẹ tín nhiệm. Kể cho nghe những chuyển biến liên tiếp về sinh hoạt gia đình. Nó hiểu phận sự và trách nhiệm câu có đôi với gia đình, không phải gia đình là riêng của cha mẹ mà là của chung cả mọi phần tử sống dưới mái nhà, hơn nữa là việc của chính nó. Hiểu như vậy, con trẻ sẽ cố gắng, nâng đỡ gia đình, tiết kiệm đồng tiền, ăn ở ngoan ngoãn, và phát huy những đức tính cần thiết của con người sống trong cộng đồng đầu tiên.

Phát triển tinh thần gia đình cho con trẻ là điều kiện cần thiết để con hoà nhập với sinh hoạt cộng đồng thành công mà chúng tôi nghĩ, các bậc bố mẹ không nên bỏ qua. Ngoài ra, cũng đừng quên tham khảo một số cách chăm sóc sức khoẻ cho bé tại đây bạn nhé!

Mẹ và bé
Bật mí cách nấu 4 món súp cực ngon và bổ dưỡng cho trẻ nhỏ
Mẹ và bé
Chọn sữa nào cho bé suy dinh dưỡng bầu thai
Mẹ và bé
Tình trạng thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ