Mẹ và bé

Điểm danh 5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm


Mọi bà mẹ đều cố gắng mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con mình, cũng như trong việc ăn uống thì mỗi giai đoạn của bé, mẹ đều theo sát và thường xuyên nghiên cứu phương pháp dinh dưỡng phù hợp với bé. Tuy nhiên cũng chính việc quá lo lắng này mà dẫn đến một số sai lầm đáng tiếc. Cụ thể như sau:

Trộn sữa cùng với các thực phẩm khác

Ở giai đoạn trẻ ăn dặm, nhiều mẹ thường nghĩ việc pha bột ăn dặm với sữa công thức là cách tiếp nạp dinh dưỡng tốt cho trẻ, tuy nhiên việc này hoàn toàn không hợp lý. Vì hàm lượng dưỡng chất trong sữa công thức đã đủ cho hệ tiêu hóa trẻ hấp thụ, nếu pha trộn thêm bột ăn dặm hay bất kỳ thực phẩm nào sẽ dẫn đến việc biến chất, ngoài ra lượng chất bị quá tải so với khả năng hấp thụ của bé.

Dùng nước cốt hầm ninh từ xương ống

Với phương pháp ăn dặm truyền thống thì nhiều mẹ thương sử dụng nước hầm từ xương ống để pha chế bột hoặc nấu cháo cho bé bởi quan niệm ngọt nước và nhiều chất bổ dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế thì nước hầm xương ống sẽ tiết ra rất nhiều mỡ béo khó tiêu, hàm lượng đạm và canxi lại rất ít. Khắc phục sai lầm này bằng việc sử dụng xương sống hoặc xương sườn để lấy nước cốt mẹ nhé!

Thêm đường vào bột ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và đưa ra lời khuyên rằng: Trong bữa ăn của trẻ cần đẩy đủ và cân đói 4 nhóm chất thiết yếu: Chất đạm – Chất bột– Chất béo – Vitamin và khoáng chất, những dưỡng chất này dễ tìm thấy trong các loại bột mặn. Với bột ngọt thường cung cấp không đủ và chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu khi bé tập ăn, không nên thêm đường vào bột vì sẽ dễ dẫn đến việc lượng đường trong dạ dày bị dư hoặc ứ đọng gây tăng men chua, cản trở hấp thụ canxi vào cơ thể. Đặc biệt chất ngọt khiến trẻ biếng ăn vì gây cảm giác no nhanh.

Bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng

Việc cho trẻ ăn dặm trong thời gian bắt đầu quả thực không mấy dễ dàng, bởi nếu không khéo léo sẽ dẫn đến những hệ quả cho các giai đoạn sau. Cụ thể như việc cơ thể bé lúc này cần lượng dinh dưỡng nhiều và đa dạng, tuy nhiên hệ tiêu hóa hấp thụ lại còn non yếu, mẹ phải cân bằng 4 nhóm dưỡng chất như đã nêu trên để tránh tình trạng thiếu chất.

Lượng chất đạm cần thiết mỗi ngày cho cơ thể trẻ là 4 – 4,5gram so với số ký thể trọng, ví dụ trẻ 12 tháng thì tiêu thụ lượng đạm khoảng 1 lạng thịt, tương tự như vậy với lượng dầu mỡ. Hàm lượng bột thì cần gấp 4 lần lượng đạm.

Sử dụng thuốc/thực phẩm chức năng chống biếng ăn

Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành y tế thì các loại dược phẩm cải thiện tình trạng biếng ăn hay thực phẩm chức năng hỗ trợ dinh dưỡng cho bé đua nhau ra đời. Không đề cập chuyên sâu đến lợi hại của chúng, tuy nhiên nếu con yêu của bạn lười ăn thì hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc thực đơn chưa đa dạng….chỉ khi nào thật sự “hết cách” thì hãy sử dụng thuốc, khuyến cáo không nên dùng quá 2 tuần, đặc biệt phải xem kỹ hướng dẫn cũng như tình trạng sức khỏe của bé có phù hợp hay không.

Với 5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm nêu trên, hy vọng các mẹ sẽ chú ý và khắc phục để chế độ dinh dưỡng của con yêu được cải thiện hơn nhé!

Mẹ và bé
Tuyệt chiêu giúp bé giảm đau khi mọc răng
Mẹ và bé
Giai đoạn nào nên cho bé ăn dặm các thực phẩm bổ sung?
Mẹ và bé
Mẹ bầu nên uống sữa từ tháng thứ mấy?